Bài văn cúng khi chuyển nhà chuẩn nhất

Mua nhà mới, chuyển sang nhà mới, sửa nhà hay xây nhà được xem là những công việc đại sự trong đời mỗi con người. Để trong ngôi nhà mới có cuộc sống an lành, ấm áp và hạnh phúc viên mãn thì ngay sau khi chuyển về

Ngay sau khi chuyển về nhà mới, gia chủ phải làm cái lễ cúng gọi về nhà mới gọi là cúng nhập trạch. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước nghi thức của lễ cúng này.

Ý nghĩa quan trọng của nghi lễ cũng về nhà mới

Nghi lễ khấn cúng về nhà mới mà người dân Việt Nam thường goi là cúng về nhà mới được coi là một trong những nghi lễ truyền thống đặc biệt của ông cha ta mỗi khi cả gia đình chuyển tới nhà mới. Lễ cúng này áp dụng cho cả những trường hợp nhà mới xây hoặc cho nhà gia chủ mới mua. Đồng thời, đây cũng là một trong ba thủ tục khi làm nhà mà người Việt buộc phải thực hiện:

Cúng lễ khi chuyển về nhà mới

  1. Lễ cũng động  thổ
  2. Lễ cũng cất nóc  
  3. Lễ Cúng Nhập Trạch 

Quan niệm dân gian thì nghi lễ nhập trạch giống như đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa của ngôi nhà mình chuyển đến ở

Tương truyền “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Làm nhà, mua nhà dều là những công to việc lớn trong cuộc đời mỗi con người, khi làm đúng nghi thức chuyển nhà mới thì gia chủ sẽ cảm thấy yên tâm về mặt tinh thần, mang lại niềm tin trong cuộc sống, như một bước đệm, bàn đạp cho gia chủ khi sinh sống tại nơi ở mới.

Nghi lễ khấn cúng nhập trạch bao gồm:

  • Chuẩn bị bài khấn cúng và lễ vật để về nhà mới

Chọn ngày giờ tốt với mệnh của gia chủ và hướng nhà để dọn đến nhà mới: Để biết giờ hoàng đạo, gia chủ có thể hỏi thầy hoặc tra cứu trên các trang phong thủy, tử vi khác nhau để tham khảo. Các nguồn phán đoán về giờ hoàng đạo từ nhiều nguồn sẽ có sự xê dịch đôi chút và đây là việc khá bình thường nên gia chủ không cần đăn đo hay quá lo lắng.

Đọc thêm: Phương pháp coi ngày tốt xấu đầy đủ và chuẩn nhất

 

  • Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên

Phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, cầm tiền lẻ mang đến. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

Không ai đi tay không vào nhà. Người tuổi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ. Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm những tài sản quý giá cất vào tủ như tiền, vàng, bạc, nữ trang...
Đi mừng Tân Gia người khác tốt nhất nên tặng nồi cơm điện: Vật này người ta rất quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại an lành cho gia chủ.

Các bước thực hiện lễ cúng về nhà mới diễn ra tuần tự như sau:

Bước 1: Khi vào trong căn nhà mới, gia chủ nên mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái chiếu đang sử dụng.

Tiếp đó, mang bếp vào nhưng không nên mang bếp điện, vì bếp điện chỉ có nhiệt chứ không có ngọn lửa, nghĩa là có tinh mà không có tướng. Một cái chổi mới, những thành viên khác đi theo sau và mang theo tiền củavà vật dụng khác trong 

Bước 2: Lễ vật cúng được gia chủ bày biện chu đáo đẹp đẽ để lên bàn, mâm cúng kê theo hướng đẹp với gia chủ.

Mâm lễ vật cúng chuyển nhà

Bước 3: Tự tay gia chủ thắp nhang. Nếu nhà bạn chưa bốc bát hương thì có thể làm tạm thời ( bằng cốc gạo hoặc 1 khoanh cây chuối để thay thế. 

Bước 4: Gia chủ tự tay thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng và đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần: Văn khấn Thần linh và Văn khấn cáo yết gia tiên

Bước 5: Đun nước, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên (mục đích để khai bếp).

Trên đây là 5 bước cơ bản cần thực hiện và theo đúng trình tự,  không được phép đảo lộn. Việc khấn cúng nhập trạch không mất quá nhiều thời gian nhưng mang đến yếu tố tâm linh quan trọng. Sau khi hành lễ xong, gia đình gia chủ có thể tiến hành dọn dẹp và làm lễ hóa vàng. Mọi thủ tục đã xong xuôi các gia đình có thể an tâm sinh sống, ổn định làm ăn, ngày rằm ngày tết… dâng hương, bánh kẹo, hoa quả… thờ cúng tổ tiên cầu phúc, cầu tài….

Những điều cần lưu ý:

Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên trước xong rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.

Khi đã sắp xếp đồ đạc xong, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên… để mọi người được bình an.

Mâm lễ vật khấn cúng nhập trạch đầy đủ bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

Đới với phần ngũ quả, người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên để bày lên đĩa cúng. Mâm hương hoa bao gồm: hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm sẵn, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa tươi có thể là hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.

Mâm rượt thịt gồm: 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc, heo sữa quay (trọng lượng từ 3,2kg – 4kg) và bánh hỏi.
Mỗi phần cần có một ý nghĩa riêng để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần tài và thổ địa, táo quân trong ngày về nhà mới.

Lễ cúng  nhập trạch về nhà mới hiện nay cần 3 mâm lễ: Là mâm cỗ cúng giữa nhà, Mâm cúng Thần Tài và mâm cúng Táo Quân.

Mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa tươi, hương (nhang) thơm, nến, gạo, muối, trà, rượu, nước, trầu cau, giấy vàng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, tâm sen, heo sữa quay và bánh hỏi.

Mâm cúng Thần Tài gồm: trái cây, hoa cúc, nhang (hương), rượu, giấy cúng, thịt heo quay và bánh bao.
Mâm cúng Táo Quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang (hương), đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, xôi, chè, bánh chưng.

Cần lưu ý: Lúc đốt giấy vàng thì dùng chén rượu rưới lên sau khi đốt xong.

Trước kia, lễ cúng nhập trạch quá rườm rà và tốn kém cả về thời gian và tiền bạc nên hiện nay lễ vật cho nghĩ lễ này đã được giản tiện và sơ lược để đơn giản hơn cho gia chủ. Bên cạnh đó tùy vào từng địa phương, vùng miền mà có các lễ vật khác tuy không nhiều.

Sau đây là nguyên văn bài khấn cúng lễ nhập trạch về nhà mới (Cúng Thần Linh)

Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:

………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Chuyển nhà 365 chúc quý khách chuyển về nhà mới: Sức khỏe - Hạnh phúc - Phát tài - Phát lộc 

Tin liên quan

Góc tư vấn